Sản phẩm đã xem
Sản phẩm đã xem

Bạn chưa xem sản phẩm nào

Yêu thích
Siêu thị Mualientay.vn

Cần làm gì để giúp sản phụ ngăn ngừa nguy cơ trầm cảm sau sinh?

Nhân viên Website Thursday, 29 December, 2022
Xem nhanh nội dung

Trầm cảm sau sinh là căn bệnh thường hay xuất hiện ở phụ nữ sau quá trình sinh đẻ. Xuất hiện tình trạng do họ suy nghĩ căng thẳng, cảm giác buồn chán, lo lắng, tuyệt vọng. 

Trầm cảm sau sinh có nhiều mức độ: Nhẹ, vừa hoặc nặng, diễn biến thoáng qua hoặc kéo dài. Bệnh này nếu phát hiện sớm sẽ tìm ra phương án điều trị hợp lý, nhanh chóng chữa khỏi. Trong một số trường hợp, bạn có thể sử dụng biện pháp phòng ngừa cho bà mẹ sau sinh. Bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây để nắm được kiến thức hữu ích về bệnh trầm cảm:

Những biểu hiện của tình trạng trầm cảm sau sinh 

Để nhận biết bà mẹ sau sinh đang phải đối mặt với bệnh trầm cảm không khó. Dưới đây là những biểu hiện cụ thể của tình trạng này:

tram-cam-sau-sinh-01

Phụ nữ sau sinh đang có dấu hiệu của bệnh trầm cảm

- Tâm trạng luôn buồn không biết vì sao, vô vọng hay thấy áp lực về mọi thứ xung quanh.

- Thường xuyên khóc, xảy ra nhiều hơn bình thường, thậm chí không biết nguyên nhân do đâu.

- Luôn rơi vào tình trạng lo lắng, sợ hãi, cáu kỉnh và bồn chồn.

- Mất tập trung, không thể đưa ra các quyết định, thường bị mất ngủ hoặc không ngon giấc.

- Không quan tâm đến bản thân, mất đi các sở thích cá nhân. Hay gặp phải vấn đề liên quan: Nhức đầu, đau dạ dày, đau cơ và mệt mỏi.

- Ăn quá ít, không muốn ăn. Hạn chế tiếp xúc với những người thân xung quanh, bạn bè. Đặc biệt, nhiều trường hợp không muốn gần gũi với con.

- Xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực như làm hại bản thân và con.

Nếu không nhận biết kỹ càng các dấu hiệu trên sẽ có nhiều vấn đề xấu xảy ra. Vì vậy, hãy nắm chắc những biểu hiện này để bảo vệ sức khoẻ của mẹ và bé.

Lý do dẫn đến tình trạng trầm cảm sau sinh ở phụ nữ

Khoa học đã chứng minh được, có muôn vàn nguyên nhân giải thích cho bệnh trầm cảm xuất hiện ở các bà mẹ sau sinh. Dưới đây, chúng tôi sẽ nhắc tới đến một số lý do chính: 

tram-cam-sau-sinh-02

Phụ nữ sau sinh thường cảm thấy đau đầu, mệt mỏi

- Phụ nữ có tiền sử trầm cảm từ trước đó. Đặc biệt là trong lần mang thai trước cũng có nguy cơ mắc phải cao. 

- Những biến đổi nội tiết tố khi mang thai và sinh bé đã tác động đến khả năng mắc bệnh. Trong 24 giờ đầu sau sinh, nồng độ Hormone sụt giảm quá nhanh, xuống mức bình thường. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh sự thay đổi đột ngột về Hormone dẫn đến trầm cảm. 

- Phụ nữ sau khi sinh có sức khỏe tương đối yếu. Những đau đớn trong quá trình sinh đẻ khiến họ cáu kỉnh, bực bội. Làm gia tăng cảm giác chán ghét mọi thứ xung quanh, đặc biệt là em bé của mình hơn.

Nắm được những nguyên nhân trên, người thân trong gia đình sẽ tìm ra được những giải pháp hữu hiệu giúp bà mẹ sau sinh tránh khỏi tình trạng trầm cảm. Cũng như các biện pháp chữa trị nếu không may mắc phải.

Cách thức điều trị bệnh trầm cảm sau sinh 

Từ xa xưa, có rất nhiều biện pháp chữa trị trầm cảm như khám bác sĩ, chữa trị tại nhà,... Tuy nhiên để bệnh nhân nhanh chóng vượt qua, các bạn nên áp dụng song song các phương pháp này.

tram-cam-sau-sinh-03

Những phương pháp được sử dụng hiệu quả để điều trị bệnh trầm cảm

Thăm khám, chữa trị trầm cảm sau sinh tại bệnh viện 

Bác sĩ thường dùng liệu pháp nói chuyện, hay còn gọi là tư vấn để thăm khám cho bệnh nhân. Từ đó có thể phân biệt giữa trường hợp buồn bã ngắn hạn và bệnh trầm cảm. Để đánh giá tình trạng bệnh nhân, bác sĩ sẽ trao đổi các câu hỏi liên quan đến tâm lý:

- Hỏi bạn bộ câu hỏi sàng lọc về bệnh trầm cảm.

- Xét nghiệm máu để dự đoán tình hình hoạt động của tuyến giáp.

- Những yêu cầu khám tương tự giúp loại trừ các nguyên nhân khác.

Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ trao đổi với người nhà bệnh nhân để hướng dẫn trị liệu tại nhà. Phương pháp này kết hợp cùng đơn thuốc bác sĩ đã kê sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng.

Trị liệu tại nhà nhờ người thân trong gia đình 

Người thân trong gia đình có thể là nhân tố chính trong quá trình điều trị trầm cảm sau sinh. Lúc này, người phụ nữ cần được sẻ chia, quan tâm và giúp đỡ để vượt qua. Gia đình nên thông cảm và có những tương tác phù hợp như:

- Hỗ trợ người mẹ chăm sóc em bé tốt hơn.

- Cung cấp bữa ăn ngon, nhiều chất dinh dưỡng và giấc ngủ trọn vẹn hơn cho họ.

- Thường xuyên tâm sự, chia sẻ câu chuyện vui để làm giảm áp lực, muộn phiền.

Đặc biệt là, người chồng phải luôn bên cạnh giúp người vợ vượt qua giai đoạn khó khăn này. Bởi vì, đó sẽ là động lực to lớn để họ vượt qua thời kỳ trầm cảm.

Những biện pháp phòng ngừa nguy cơ trầm cảm sau sinh 

Tình trạng trầm cảm sau sinh là vấn đề rất đáng ngại, ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé. Vì vậy, bạn cần phải có cách phòng ngừa để không mắc căn bệnh này.

tram-cam-sau-sinh-04

Biện pháp ngăn ngừa mắc trầm cảm sau sinh

Biện pháp chuyên dụng trước khi sinh 

Đối với phụ nữ bình thường, luôn quan tâm và chăm sóc về dinh dưỡng và tinh thần. Tích cực tham gia các hoạt động như đi bộ, vận động nhẹ, nghe nhạc. 

Trường hợp phụ nữ đã mắc phải hoặc dấu hiệu trầm cảm nên gặp chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ. Đặc biệt thường xuyên giao lưu với bạn bè để giúp tâm trạng luôn thoải mái, vui vẻ.

Biện pháp được sử dụng phổ biến sau khi sinh

Sau khi sinh em bé, phụ nữ nên chủ động thăm khám trầm cảm sau sinh. Càng phát hiện tình trạng này sớm, việc điều trị sẽ đơn giản, hiệu quả hơn. Phụ nữ sau khi sinh nên có chế độ sinh hoạt hợp lý như:

- Có lối sống lành mạnh, ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ.

- Không gây tự tạo áp lực cho bản thân, chỉ làm những gì bạn có thể.

- Hạn chế tự cô lập chính mình. Thường xuyên tương tác với người thân, bạn bè, hài hòa với cuộc sống.

- Nếu cảm thấy có dấu hiệu trầm cảm, hãy yêu cầu sự giúp đỡ từ mọi người xung quanh.

Trên đây, Mualientay.vn đã làm rõ các vấn đề liên quan đến tình trạng trầm cảm sau sinh. Bạn cùng người thân hãy chú ý để có thể bảo vệ mẹ và bé an toàn sau quá trình sinh sản đau đớn, mệt mỏi.

Khách hàng Thảo luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng