Chia sẻ kinh nghiệm quản lý chi tiêu cho gia đình hiệu quả
Quản lý chi tiêu cho gia đình hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng cuộc sống. Đặc biệt với những gia đình có thu nhập không quá cao. Mời bạn cùng tham khảo bài viết này và ứng dụng hiệu quả.
Quản lý chi tiêu cho gia đình bằng cách thảo luận tiền bạc
Độc thân bạn có thể chi tiêu những thứ mình muốn, món đồ yêu thích. Thế nhưng khi kết hôn vấn đề tài chính không còn là của riêng bạn nữa.
Bạn hãy cùng chồng thảo luận về tiền bạc rõ ràng về những khoản thu chi trong gia đình
Vì vậy bạn hãy cùng chồng thảo luận về tiền bạc rõ ràng về những khoản thu chi trong gia đình. Ai sẽ chịu hóa đơn hàng tháng, người nào giữ tiền và tiết kiệm mỗi tháng.
Việc phân rõ ràng như vậy sẽ giúp bạn có cách quản lý chi tiết cho gia đình hợp lý. Đồng thời giúp cả hai cảm thấy thoải mái, không bị gò bó khi giữ tiền.
Đặt ra mục tiêu tài chính rõ ràng, cụ thể
Đa số mọi người thường gặp vấn đề tiền bạc, bởi họ không biết làm gì với số tiền của mình. Điều này dẫn đến việc chi tiêu tùy hứng, không nghĩ đến hậu quả về sau.
Đặt ra mục tiêu tài chính rõ ràng, cụ thể
Vì vậy bạn cần lập danh sách những việc cần làm trong tương lai. Từ đó giúp hai vợ chồng có động lực tiết kiệm và không chi tiêu một cách lãng phí.
Chẳng hạn mục tiêu ngắn hạn là trả hết nợ chiếc xe máy trả góp, hoặc mua chiếc laptop, đi du lịch,... Mục tiêu dài hạn mua một căn nhà, ý tưởng kinh doanh hoặc lên kế hoạch cho việc nghỉ hưu,...
Học cách bỏ thói quen mua sắm không cần thiết
Cuộc sống gia đình luôn có nhiều thứ cần phải lo toan. Do đó nếu bạn giữ thói quen mua sắm không cần thiết hay vô tội vạ sẽ chẳng còn tài chính tích lũy về sau.
Hơn nữa, khi sinh con hay tình huống xảy ra đột xuất như ma chay, hiếu hỉ. Lúc này bạn không còn khoản dư dả nào cho mục này.
Việc bỏ thói quen mua đồ không cần thiết hay hiệu đắt tiền dùng vài lần là cách quản lý chi tiêu cho gia đình. Khoản tiền tiết kiệm từ những thứ nhỏ nhặt nhưng dần dần sẽ tích lũy thành lớn cho bạn dự phòng.
Thống kê các khoản chi tiêu và lập tài khoản chung
Khi bước vào cuộc sống hôn nhân, chắc chắn bạn cần sống thực tế. Hai vợ chồng cần có tài khoản chung, mỗi tháng tiết kiệm từ phần tiền lương. Điều này giúp bạn chủ động trong việc quản lý chi tiêu cho gia đình và sự việc bất ngờ như thất nghiệp, bệnh tất,…
Thống kê các khoản chi tiêu và lập tài khoản chung
Hơn nữa, các khoản chi tiêu mỗi tháng trong gia đình cần phải cân đối. Chẳng hạn như học tập, chi tiêu cố định khác, đầu tư.
Hãy tạo thói quen ghi chép mức lương và khoản thu chi trong gia đình hàng tháng. Cách này sẽ giúp bạn hình dung sinh hoạt mỗi tháng và khoản nào bắt buộc chi, khoản nào có thể thay đổi.
Nếu biết cách chi tiêu hợp lý, đầu tư tích lũy cho tương lai. Khi đó hai bạn sẽ có nhiều thời gian yêu thương, trải nghiệm điều mới lạ. Nhờ vậy cả hai cân bằng cuộc sống, hạnh phúc cũng như vui vẻ hơn.
Hạn chế chạy theo các chương trình giảm giá
Hiện nay, việc mua sắm online phát triển mạnh mẽ và rộng rãi. Với những mã khuyến mãi, flash sale, chị em sẽ tốn cả bộn tiền để mua món đồ. Thậm chí những thứ này có khi bản thân và gia đình không dùng đến mua cũng vì "rẻ".
Hạn chế mua sắm trực tuyến
Đây là nguyên nhân gây nên thiếu hụt hoặc mất đi sự kiểm soát chi tiêu nhiều người thường gặp phải. Để khắc phục tình trạng này, bạn hãy hạn chế mua những vật dụng không cần thiết.
Việc này khá khó khăn cho người nghiện mua sắm online. Thế nhưng khi đã lập gia đình bạn hãy có trách nhiệm hơn với bản thân cũng như gia đình của mình.
Nên thuê nhà chứ không sở hữu
Trong ngân sách mỗi người, chi phí về nhà ở là khoản đầu tư khá lớn. Để sở hữu một ngôi nhà hoàn hảo, chắc chắn ngân sách sẽ phải kéo dài ra. Thậm chí còn vượt quá khả năng của bản thân.
Vì vậy bạn cần phải quản lý chi tiêu gia đình và cân nhắc chi phí có thể xảy ra khi bắt đầu lập ngân sách nhà ở. Chẳng hạn như: phí cố định, nợ khác, khoản vay tiêu dùng,…
Nếu một người chấp thuận cho bạn vay để mua nhà. Điều này với việc số tiền đó lý tưởng cho ngân sách của bạn. Bởi vì, khi vay họ sẽ tìm cách kiếm lợi cho bản thân, chứ không phải cho bạn.
Đồng thời bạn cũng nên phân rõ các chi tiêu bắt buộc và khoản tiết kiệm nên có của bản thân. Để khi ngân sách của bạn không đủ đưa ra quyết định đúng đắn, phù hợp với thực tế. Điều này sẽ giúp giảm bớt áp lực, căng thẳng tài chính sau này cho chính bản thân bạn và gia đình.
Kết luận
Trên đây là một vài thông tin về kinh nghiệm quản lý chi tiêu cho gia đình hiệu quả. Nếu còn thắc mắc nào bạn hãy bình luận bên dưới để được mualientay.vn hỗ trợ.
-
Cách làm bánh khoai mỡ ngon mê ly, nhâm nhi xế chiều cực đã
- Cách làm ô mai mận dẻo, chua ngọt bạn nên biết
- Cách làm chuối chiên tại nhà thơm ngon, hấp dẫn
- Cách làm giá đỗ tại nhà siêu nhanh, bảo đảm tươi ngon
- Cách làm bột chiên tại nhà ngon ngất ngây, ăn hoài không ngán
- Cách làm bánh tai yến thơm ngon, giòn rụm cực dễ tại nhà