Sản phẩm đã xem
Sản phẩm đã xem

Bạn chưa xem sản phẩm nào

Yêu thích
Siêu thị Mualientay.vn

Mẹo quản lý chi tiêu gia đình từ chuyên gia lâu năm, click ngay!

Nhân viên Website Friday, 30 September, 2022
Xem nhanh nội dung

Biết cách quản lý chi tiêu hiệu quả giúp gia đình gắn bó, hạnh phúc dài lâu. Do đó, mẹ đảm cần khéo léo trong việc tiêu dùng để tránh khiến cuộc sống đảo lộn, mất cân bằng.

Bài viết sau, mualientay.vn sẽ chia sẻ mẹo quản lý chi tiêu gia đình từ chuyên gia tài chính lâu năm. Tin chắc những gợi mở hữu ích đề cập bên dưới không khiến bà nội trợ thất vọng.

3 sai lầm thường gặp khi quản lý tiền bạc

Quản lý tiệc bạc không phải là điều dễ dàng đối với bạn còn có nhiều mẹ đảm. Do đó, khi thực hiện các chị em nội trợ thường mắc phải sai lầm không đáng có. Trong đó có thể kể đến như:

Chưa chuẩn bị trước kế hoạch quản lý

Nhiều cặp vợ chồng trẻ hiện nay cho rằng việc chuẩn bị kế hoạch quản lý rất phiền phức. Thay vào đó, họ có thể hưởng thụ cuộc sống hôn nhân thoải mái “có đồng nào xài đồng đó”.

quan-ly-chi-tieu-1

Sai lầm thường gặp nhất là chưa chuẩn bị trước kế hoạch quản lý

Thế nhưng, đây là sai lầm lớn của các gia đình trẻ. Thời gian đầu hôn nhân rất lý tưởng để bạn lập kế hoạch chi tiêu tiết kiệm. Vì bạn chưa biết rằng ngày mai có xảy ra điều gì không? Ngoài ra, khi có con cái mọi thứ sẽ thắt chặt hơn bởi nhiều khoản phải lo. 

Chỉ trao quyền quản lý tài chính cho một người

Trong gia đình, ai là người nắm toàn bộ chi tiêu? Có thể mẹ, bố hoặc vợ, chồng bạn. Theo đó, người này sẽ có tài quản lý chi tiêu trong gia đình tốt hơn thành viên còn lại. Mặc dù nghe có vẻ hợp lý nhưng về lâu dài gây ra vấn đề phức tạp. Vì một người nắm hết và đối tượng còn lại không biết gì.

Người gánh việc này sẽ chịu nhiều áp lực, trong khi bạn đời cảm thấy khó chịu vì không được tự chủ tài chính. Thế nhưng, chưa kể tới trường hợp khẩn cấp thành viên không nắm rõ thường không biết giải quyết ra sao? Vậy nên, san sẻ đều 2 bên mới là nền tảng cho cuộc sống hạnh phúc.

Áp đặt thói quen chi tiêu cho đối phương

Không ai phủ nhận vai trò việc lên kế hoạch chung cho gia đình. Tuy nhiên, quá tính toán, chi li sẽ gây phản tác dụng. Qua đó, các thành viên cần thời gian thích ứng với việc chia sẻ trách nhiệm. 

Vậy nên, mẹo quản lý chi tiêu đó là không vội vàng áp đặt thói quen hoặc quan điểm cho đối phương. Thay vào đó, bạn học cách thương lượng cũng như thỏa hiệp để đạt hiệu quả tốt nhất.

Mẹo quản lý chi tiêu gia đình từ chuyên gia lâu năm

Quản lý tài chính giúp bạn nhận thấy những khoản chi tiêu hiện tại của gia đình. Thông qua đó, mẹ đảm có phương pháp chi tiêu phù hợp. Sau đây là một số mẹo hiệu quả từ chuyên gia tài chính mời bạn theo dõi:

Trao đổi với nửa kia trong việc quản lý chi tiêu

Nếu bạn thích tiết kiệm và nửa kia thích tiêu tiền hãy hiểu cho họ. Đồng thời, mẹ đảm khoan vội bắt đối phương cần phải tiết kiệm giống như mình. Qua đó, bạn trao đổi với nhau nhiều hơn về việc quản lý chi tiêu để cùng nhau vượt qua khó khăn nếu xảy ra. 

quan-ly-chi-tieu-2

Bạn nên trao đổi với nửa kia trong việc quản lý chi tiêu

Giám đốc Tài chính Pathfinder- Pam Horack chia sẻ rằng: “Vợ chồng nên ngồi xuống và thảo luận trung thực, cởi mở về tiền bạc, những gì họ có”.

Cùng nhau đạt mục tiêu nhất định

Bạn và nửa kia có muốn cùng nhau mua căn nhà? Dành dụm tiền bạc khi có con không? Những cặp vợ chồng hạnh phúc thường bàn bạc về các vấn đề này khi chung mục tiêu. Đồng thời, họ sẽ lập kế hoạch quản lý chi tiêu rõ ràng, cụ thể để đạt điều đó.

quan-ly-chi-tieu-3

Cùng nhau đạt mục tiêu nhất định để quản lý hiệu quả

CFP và người sáng lập Brunch and Budget- Pamela Capalad chia sẻ: “Mặc dù cả 2 đều có cách dùng tiền riêng nhưng nếu biết đối phương đang cố gắng cùng đạt mục tiêu sẽ dễ dàng đưa ra quyết định. Qua đó, đưa đôi bên tới việc đó nhanh hơn”.

Phân chia trách nhiệm cho đôi bên

Tuy bạn có tài khoản ngân hàng chung hay không nhưng khi kết hôn việc chi trả thức ăn, tiện điện, thuê nhà… trở thành trách nhiệm đôi bên. Các cặp vợ chồng lý tưởng không tự nghĩ đối phương sẽ lo phần nào thay vào đó phân chia rõ ràng. 

quan-ly-chi-tieu-4

Phân chia trách nhiệm cho đôi bên, cùng nhau cố gắng và thực hiện

Capalad từng nói: “Bạn hãy quyết định mình quản lý tài chính ra sao và ai lo phần nào. Bạn phân chia việc thanh toán phù hợp, không nên tự đơn phương mặc định ai phải lo tiền này, tiền kia khi chưa bàn bạc với nhau”.

Kết luận

Mặc dù tiền bạc không phải là tất cả để gia đình hạnh phúc trọn vẹn. Thế nhưng, không vì thế phủ nhận vai trò việc quản lý chi tiêu. Chỉ khi quản lý hiệu quả vợ chồng mới hạnh phúc bền lâu, gia đình thêm gắn bó, thấu hiểu nhau hơn. 

Mong rằng với những chia sẻ vừa rồi giúp bạn nắm rõ mẹo quản lý chi tiêu gia đình từ chuyên gia lâu năm. Chị em đừng quên theo dõi chuyên trang để cập nhật thêm nhiều kinh nghiệm hay khác.

Khách hàng Thảo luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng